JLPT là gì? Tất tần tật về kỳ thi JLPT và chứng chỉ tiếng Nhật

Chắc hẳn với những ai đang bắt đầu học tiếng Nhật hoặc có dự định học tiếng Nhật sẽ nghe nói về kỳ thi JLPT. Vậy kỳ thi JLPT là gì?

Trong bài viết dưới đây, Jellyfish Vietnam sẽ tổng hợp và giải đáp về kỳ thi JLPT cũng như câu hỏi liên quan đến chứng chỉ này cũng như cách thức chuẩn bị hồ sơ thi để bạn có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất từ đó đạt được mục tiêu của mình!

Kỳ thi JLPT là gì?
Bạn đã biết gì về kỳ thi năng lực Nhật ngữ JLPT?

1. Kỳ thi JLPT là gì? Tổng quan về kỳ thi JLPT

Nếu như trong tiếng Anh, người ta thường dùng các loại chứng chỉ như TOEIC, IELTS,… để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của người nước ngoài; thì đối với tiếng Nhật, người ta sẽ đánh giá khả năng tiếng Nhật thông qua các bài thi JLPT với 5 cấp độ từ N5 – N1.

1.1. JLPT là gì?

Kỳ thi JLPT là hay còn gọi là kỳ thi năng lực tiếng Nhật, đây là kỳ thi uy tín nhất hiện nay, được sử dụng để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Nhật của người nước ngoài.

JLPT là tên viết tắt tiếng Anh của Japanese Language Proficiency Test, trong tiếng Nhật là: 日本語能力試験(にほんごのうりょくしけん) .

kỳ thi dùng để đánh giá năng lực tiếng Nhật của người nước ngoài 

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT được tổ chức bởi Tổ  chức Nhật Bản, các Sở Giao dịch và Dịch vụ Giáo dục Nhật Bản từ năm 1984 với mục đích đánh giá và chứng nhận năng lực Nhật ngữ của những người có ngôn ngữ mẹ đẻ không phải tiếng Nhật.

Các kỳ thi JLPT được tổ chức hằng năm tại 65 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới và cũng là kỳ thi tiếng Nhật lớn nhất, uy tín nhất tính đến thời điểm hiện tại.

1.2. Các cấp độ của kỳ thi JLPT – Chứng chỉ JLPT

Hoàn thành kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT  bạn sẽ nhận được chứng chỉ JLPT tương ứng. Có 5 cấp độ thi tương ứng với 5 chứng chỉ tiếng Nhật, bao gồm: N1, N2, N3, N4, N5. Trong đó N5 là mức độ cơ bản nhất và N1 là mức độ khó nhất, tương đương với khả năng ngôn ngữ của người bản xứ.

Bạn có thể theo dõi bảng dưới đây để hiểu rõ hơn về các cấp độ và khả năng sử dụng ngôn ngữ của từng cấp độ trong kỳ thi JLPT.

Cấp độ

Năng lực ngôn ngữ cần thiết

N5

Yêu cầu khả năng hiểu biết cơ bản về tiếng Nhật

– Đọc hiểu các biểu thức, các câu cơ bản – thông dụng trong tiếng Nhật được viết bằng hiragana, katakana hoặc Kanji ở mức độ đơn giản.

– Nghe hiểu được các cuộc hội thoại ngắn, thường gặp trong cuộc sống hằng ngày

N4

– Đọc hiểu các đoạn văn chủ đề thông dụng được viết bằng kanji cơ bản

– Nghe hiểu hội thoại trong cuộc sống hằng ngày, có thể giao tiếp với tốc độ chậm

N3

Yêu cầu khả năng sử dụng tiếng nhật trong các tình huống hằng ngày ở mức tự nhiên

– Có thể đọc hiểu tài liệu tiếng Nhật viết về các chủ đề thông dụng hoặc hiểu ý chính của các chủ đề chuyên môn.

– Nghe hiểu mạch lạc các cuộc trò chuyện hằng ngày, nói với tốc độ tương đối tự nhiên.

N2

Yêu cầu khả năng sử dụng thành thạo tiếng Nhật trong tình huống hằng ngày và trong nhiều ngữ cảnh chuyên môn

– Đọc hiểu nhiều chủ đề trong tiếng Nhật: đọc báo, tạp chí, bài phê bình, tường thuật,…

– Nghe hiểu các tài liệu bằng lời nói: Báo cáo tin tức, hội thảo,…Tốc độ nói gần như tự nhiên trong nhiều hoàn cảnh,…

N1

Yêu cầu khả năng sử dụng tiếng Nhật linh hoạt, trong nhiều hoàn cảnh

– Đọc hiểu các bài viết thuộc chủ đề phức tạp, chuyện muôn: xã luận, nghiên cứu,..

– Nghe hiểu các báo cáo tin tức, bài giảng, hội thảo, nghiên cứu,…

– Nói tiếng Nhật một cách tự nhiên

5 cấp độ chứng chỉ JLPT
5 cấp độ trong kỳ thi JLPT

Xem thêm: Lộ trình học tiếng Nhật từ N5 đến N1 cho người mới bắt đầu

1.3. Cấu trúc chung của đề thi JLPT

Các đề thi JLPT từ cấp độ N5 – N1 đều sẽ có 4 phần, bao gồm: Từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu và nghe hiểu. Cụ thể:

– Từ vựng: Bao gồm cách sử dụng chữ Katakana/Hiragana/Kanji (Chủ yếu là Kanji): Ghép đọc, đặt từ/câu, từ đồng nghĩa,….

– Ngữ pháp: Các câu hỏi lựa chọn ngữ pháp đúng, câu hỏi về các thành phần của câu, tạo được câu văn đúng cả về nghĩa và ngữ pháp,…

– Đọc hiểu: Bài đọc hiểu đoạn văn ngắn, dài,.. có chứa hán tự. Đoạn văn dài thường sẽ là các chủ đề mang tính chuyên ngành.

– Phần nghe: Nghe hiểu đoạn hội thoại, nghe đoạn văn và rút ra ý chính; nghe giải thích tình huống theo hình ảnh, nghe câu hỏi và chọn đáp án đúng,…

Với mỗi cấp độ khác nhau, nội dung và độ khó của đề thi JLPT cũng sẽ không giống nhau. Tuy nhiên vẫn sẽ bao gồm 4 nội dung chính trên.

Xem thêm giới hạn kiến thức và đề thi các cấp độ:

Giới hạn kiến thức và đề thi N5

Giới hạn kiến thức và đề thi N4

Giới hạn kiến thức và đề thi N3

1.4. Thang điểm của chứng chỉ JLPT

Dưới đây là thang điểm của chứng chỉ JLPT: 

Cấp độ Phần thi Điểm tối đa Điểm đạt
N5
(Điểm tối đa: 180)
(Điểm đạt: 80)
Phần từ vựng
120 điểm
Trên 38 điểm
Phần ngữ pháp – đọc hiểu
Phần nghe hiểu 60 điểm Trên 19 điểm
N4
(Tối đa: 180)
(Điểm đạt: 90)
Phần từ vựng
120 điểm
Trên 38 điểm
Phần ngữ pháp – đọc hiểu
Phần nghe hiểu 60 điểm Trên 19 điểm
N3
(Tối đa: 180)
(Điểm đạt: 95)
Phần từ vựng
120 điểm
38 điểm
Phần ngữ pháp – đọc hiểu
Phần nghe hiểu 60 điểm 19 điểm
N2
(Tối đa: 180)
(Điểm đạt: 90)
Phần từ vựng, ngữ pháp 60 điểm 19 điểm
Phần đọc hiểu 60 điểm 19 điểm
Phần nghe hiểu 60 điểm 19 điểm
N1
(Tối đa: 180)
(Điểm đạt: 100)
Phần từ vựng, ngữ pháp 60 điểm 19 điểm
Phần đọc hiểu 60 điểm 19 điểm
Phần nghe hiểu 60 điểm 19 điểm

Tìm hiểu chi tiết: Cách tính điểm JLPT N5 – N1

2. Giải đáp các câu hỏi thường gặp về kỳ thi JLPT

Dưới đây là giải đáp cho các câu hỏi thường gặp liên quan đến kỳ thi JLPT như: Hồ sơ thi JLPT, chứng chỉ có giá trị bao lâu, thi ở đâu,…. 

các câu hỏi liên quan đến kỳ thi JLPT

2.1. Chứng chỉ JLPT – Bằng tiếng Nhật có giá trị bao lâu?

Một số bạn thường hiểu lầm rằng chứng chỉ tiếng Nhật JLPT có thời hạn là 2 năm hoặc 3 năm. Nhưng thực tế, hầu hết các loại chứng chỉ tiếng Nhật hiện hiện nay, bao gồm chứng chỉ JLPT đều không có thời hạn sử dụng, nghĩa là chứng chỉ này sẽ có giá trị mãi mãi.

Tuy nhiên, bạn cũng phải lưu ý, một số công ty tuyển dụng hoặc trường học Nhật Bản sẽ yêu cầu hoặc có chú thích về thời hạn của bằng tiếng Nhật là 2 năm hoặc 3 năm. Đây hoàn toàn không phải do bằng tiếng Nhật của bạn đã hết thời hạn mà là do nhà tuyển dụng, các trường tuyển sinh lo ngại việc không sử dụng tiếng Nhật trong thời gian dài, trình độ có thể bị sa sút.

Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng về thời hạn của chứng chỉ JLPT, khoảng thời gian 2 năm hay 3 năm chỉ là tương đối, nếu bạn có thể chứng minh khả năng tiếng Nhật không bị sa sút thì hoàn toàn không phải thi lại.

2.2. Hồ sơ thi JLPT gồm những gì?

Hồ sơ thi JLPT gồm những gì là câu hỏi của rất nhiều bạn đang có ý định thi JLPT. Cụ thể, hồ sơ thi JLPT sẽ bao gồm:

– Chứng minh thư nhân dân (photo 2 bản)

– 02 Phong bì ghi rõ địa chỉ để Ban tổ chức gửi thẻ dự thi và giấy báo dự thi

– 02 ảnh 3×4 để thêm vào hồ sơ (Mang theo ngay khi đăng ký để điền và nộp hồ sơ)

– Mẫu hồ sơ đăng ký dự thi điền đầy đủ thông tin

(Lệ phí mua hồ sơ: 30.000đ/bộ)

2.3. Lệ phí thi kỳ thi JLPT là bao nhiêu?

Hiện tại, lệ phí thi JLPT vẫn giống các năm trước, cụ thể:

–  Với kỳ thi chứng chỉ N1 – N2 – N3: Lệ phí thi là 500.000đ/thí sinh

–  Với kỳ thi chứng chỉ N4 – N5: Lệ phí là 450.000đ/thí sinh

2.4. Địa điểm đăng ký thi JLPT – Thi JLPT ở đâu?

a. Địa điểm đăng ký tham gia kỳ thi JLPT

Tại Hà Nội: 

– Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Địa chỉ: Số 1 Phạm Văn Đồng – Cầu Giấy – Hà Nội

Phòng: Phòng số 3, Tầng 1, nhà A4

Điện thoại: (84-4)37547269 hoặc 04-3754-9867

– Đại học Hà Nội

Địa chỉ: Km9 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Phòng: Khoa tiếng Nhật – Phòng 305 – Nhà C

Điện thoại:  04 3854 4338 hoặc 04-3854-5796

Tại Đà Nẵng:

Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng

Địa chỉ: 131 Lương Nhữ Hộc – Quận Sơn Trà – Đà Nẵng

Phòng ban: Khoa Nhật – Hàn – Thái, tầng 3 khu nhà hiệu bộ

Điện thoại: 0511-3.699.341

Tại Tp. Hồ Chí Minh

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn HCM

Địa chỉ: 10-12 Đinh Tiên Hoàng – Quận 1 – Hồ Chí Minh

Phòng ban: Trung tâm ngoại ngữ

Điện thoại: 08- 3.822.2550 hoặc 0511-3699-341

b. Địa điểm thi JLPT

Vì kỳ thi JLPT chỉ được tổ chức 2 lần/năm và số lượng thí sinh đăng ký mỗi đợt rất đông nên thường thì các thí sinh sẽ được tham gia thi tại các địa điểm các trường học (trường cấp 3, hoặc Đại học) – đối với Hà Nội. (Ví dụ Hà Nội có 2 điểm đăng ký dự thi: Đại học Ngoại ngữ (khi đi thi thường thì sẽ ở cụm ĐH Ngoại ngữ, ĐH quốc gia, ĐH sư phạm và các trường cấp 3 bên trong khu tổ hợp ĐH Ngoại ngữ – Quốc gia – Sư phạm)

Thí sinh sẽ được thông báo địa điểm thi cụ thể qua bưu điện cùng thẻ dự thi, các giấy tờ liên quan hoặc thí sinh có thể xem tại website: http://nangluctiengnhat.com/

2.5. Cách điền hồ sơ thi JLPT

Trong mỗi bộ hồ sơ mà bạn mua sẽ kèm theo bảng đăng ký và hướng dẫn điền hồ sơ đăng ký thi thi JLPT, bạn có thể dựa theo đó để điền đầy đủ thông tin đúng chuẩn.

Hoặc có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

– Mục 1: Điền trình độ mà bạn muốn đăng ký thi. (Ví dụ: Muốn thi lấy chứng chỉ N3 sẽ điền N3)

– Mục 2: Địa điểm thi – Điền 1 trong 3 địa điểm: Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Mục 3: Họ tên – Điền tên bằng chữ in hoa không dấu

– Mục 4: Giới tính – Chọn Male là nam hoặc Female là nữ. (tích “V” không dùng dấu “X”)

– Mục 5: Ngày tháng năm sinh – Điền theo thứ tự năm – tháng – ngày  (Với các ngày, tháng có 1 số thì điền thêm số 0 phía trước).

– Mục 6: Mật khẩu (Nên chọn mật khẩu dễ nhớ

– Mục 7: Ngôn ngữ: Điền 142 (người Việt)

– Mục 8: Địa chỉ – Viết địa chỉ mà bạn muốn nhận phiếu dự thi bằng tiếng Việt không dấu (Nên ghi rõ cả email và số điện thoại để phòng trường hợp có sai sót).

Mục POSTAL CODE bỏ trống.

– Mục 9: Nơi học tiếng Nhật – Viết tên trung tâm, lớp học nơi bạn đã học hoặc đang học tiếng Nhật. (Ví dụ, học viên của Jellyfish sẽ điền là Jellyfish Vietnam).

– Mục 10: Địa điểm học tiếng Nhật – Chọn một trong những địa chỉ cho sẵn bên dưới.

– Mục 11: Lý do đăng ký thi kỳ thi JLPT – Chọn các phương án bên dưới

– Mục 12: Nghề nghiệp: Điền số theo quy tắc dưới đây:

 1: Học sinh cấp 1

 2: Học sinh cấp 2, cấp 3

 3: Sinh viên Đại học, Cao đẳng, Cao học

 4: Học viên của các trung tâm đào tạo khác

 5: Người đã đi làm, nhân viên công ty

 6: Các trường hợp khác bên trên

– Mục 13: Các loại ngành – Trả lời nếu câu 12 bạn chọn số 5

– Mục 14: Học tiếng nhật qua phương tiện nào – Chọn 1 trong các phương án cho sẵn

– Mục 15 – 20: Học gì thì viết (Không quá quan trọng)

– Mục 21 – 30: Nếu đã thi thì bạn điền đầy đủ nhé!

– Mục 31: Dán ảnh 3×4

– Mục 32: Ký rõ họ tên, ngày tháng viết hồ sơ (Thứ tự ngày – tháng – năm)

– Mục 33: Địa chỉ nhận kết quả (Viết tên bằng chữ in hoa không dấu, địa chỉ không dấu và số điện thoại)

Lưu ý: 

– Có 5 tờ nhưng giống nhau, chỉ cần điền tờ đầu tiên. Viết bằng bút bi và mạnh tay một chút để các tờ dưới được rõ thông tin.

– Chỉ cần điền thông tin trong khung đậm

– Điền tiếng Việt KHÔNG DẤU

>> Đối với các bạn học viên tại Jellyfish Vietnam sẽ được trung tâm hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ và đăng ký thi từ A – Z nên về vấn đề hồ sơ và đăng ký thi các bạn có thể hoàn toàn yên tâm

3. Một số lưu ý khi dự thi kỳ thi JLPT

lưu ý khi đăng ký và làm bài thi JLPT

– Mang theo đầy đủ giấy báo dự thi, các loại giấy tờ tùy thân (Căn cước công dân, thẻ học sinh – sinh viên, Hộ chiếu,…)

(Nếu chưa có căn cước công dân cần mang theo Giấy khai sinh)

– Trong trường hợp chưa nhận được thẻ dự thi qua bưu điện, hãy xem thông tin số báo danh, phòng thi tại trang web. Thẻ dự thi chính thức sẽ được phát lại tại phòng thi hôm đó.

– Khi làm bài thi, không nhất thiết phải làm theo thứ tự từ đầu đến cuối, phần nào dễ thì nên làm trước.

– Bạn có thể đánh dấu, ghi chép vào tờ đề (tờ câu hỏi) vì vậy không cần mang theo nháp mà bạn cũng không được phép mang theo.

Nếu bạn đang có ý định học tiếng Nhật hoặc cần thi chứng chỉ JLPT trong thời gian ngắn mà chưa biết bắt đầu từ đâu. Hãy tham khảo ngay các khóa học tiếng Nhật cam kết đầu ra tại Jellyfish:

Khóa học tiếng Nhật cấp tốc

Học tiếng Nhật online – Học trực tuyến như học trực tiếp

Khóa gia sư tiếng Nhật

Trên đây là toàn bộ thông tin, thang điểm cùng những lưu ý của kỳ thi JLPT. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn!


Để tìm hiểu thêm về tiếng Nhật cũng như được tư vấn lộ trình tiếng Nhật phù hợp, dừng ngần ngại liên hệ với Jellyfish, chúng tôi luôn hỗ trợ bạn 24/7.

Jellyfish Vietnam – Hotline 096.110.6466
Trụ sở chính: Tầng 13, tòa nhà CMC, 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng chi nhánh: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh