CÁC LOẠI KÍNH NGỮ TRONG TIẾNG NHẬT VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Người Nhật thường rất xem trọng việc giao tiếp và ăn nói đúng mực, vì thế việc sử dụng kính ngữ khi cần thiết được xem là điều không thể thiếu khi bạn học tiếng Nhật.Vậy, kính ngữ trong tiếng Nhật là gì và được sử dụng như thế nào, hãy cùng Jellyfish tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Kính ngữ trong tiếng Nhật

I. Kính ngữ trong tiếng Nhật là gì?

Kính ngữ là một loại “ngữ pháp” phổ biến trong tiếng Nhật, nhằm thể hiện sự kính trọng hoặc tôn trọng cho vị trí hay cấp bậc khi được dùng trong việc đề cập đến một người nào đó.

Kính ngữ trong tiếng Nhật (敬語) có 3 loại:

+Tôn kính ngữ (尊敬語)

+ Khiêm nhường ngữ (謙譲語)

+ Lịch sự ngữ (丁寧語)

Xem thêm:

Cấu trúc ngữ pháp chỉ nguồn tin trong tiếng Nhật

Thể sai khiến trong tiếng Nhật

II. Kính ngữ trong tiếng Nhật được sử dụng khi nào?

Kính ngữ tiếng Nhật được sử dụng trong rất nhiều trường hợp để thể hiện sự tôn trọng, quý mến đối phương. Dưới đây là 3 trường hợp người Nhật thường sử dụng kính ngữ:

2.1. TRƯỜNG HỢP 1: Giữa 2 người thân thiết với nhau

Chúng ta sẽ dùng thể ngắn. Thể này áp dụng trong các mối quan hệ như sau:

+Người trên nói với người dưới (ví dụ như giám đốc – nhân viên, thầy cô giáo – học sinh, v.v…).

+Sử dụng trong gia đình (ví dụ như cha mẹ – con cái, anh chị em trò chuyện với nhau).

+Các mối quan hệ giữa đồng nghiệp cùng công ty hoặc bạn bè với nhau.

Ví dụ: 

明日9時までレポート[を]出してね。

Cho tới 9h ngày mai hãy nộp báo cáo nhé.  

2.2. TRƯỜNG HỢP 2: Trường hợp cần thể hiện sự lịch sự vừa phải

Chúng ta sẽ dùng thể ~masu (丁寧語 – Teineigo) trong các mối quan hệ như sau:

+Người có quen biết, tuy nhiên quan hệ ở mức bình thường, không thân thiết, địa vị thường ngang nhau. Ví dụ như đó là nhân viên tại quán ăn, người đưa thư, người thu ngân siêu thị v.v…)

+Người dưới nói chuyện với người trên (tuy nhiên chỉ trong trường hợp thân thiết). (Ví dụ: học sinh – giáo viên)

Ví dụ: 

これを食べませんか?おいしいですよ.

Bạn có ăn cái này không? Ngon lắm đấy.

2.3. TRƯỜNG HỢP 3: Cần thể hiện sự trang trọng, tôn kính nhất

Dạng này được thể hiện trong các quan hệ như sau:

+Khi bạn dùng để nói với nhà phỏng vấn khi đi xin việc.

+Khi bạn là học sinh và sử dụng với giáo viên, hiệu trưởng.

+Khi muốn tỏ thái độ tôn kính với người nghe, ví dụ như với người lớn tuổi hơn, người già,..

+Nhân viên sử dụng với khách hàng, với sếp hoặc đối tác kinh doanh.

+Và trong những trường hợp cần sự trang trọng khác…

Ví dụ:

望月(もちづき)先生は いらっしゃいますか。

Có thầy Mochizuki ở đây không ạ?

Xem thêm: 

12 cung hoàng đạo tiếng Nhật

Giới hạn kiến thức và tổng hợp đề thi N4

III. 3 Loại kính ngữ trong tiếng Nhật và cách dùng của từng loại

Dưới đây là cách dùng và các ví dụ về 3 loại kính ngữ trong tiếng Nhật. Bao gồm: Tôn kính ngữ tiếng Nhật, khiêm nhường ngữ tiếng Nhật và thể lịch sự tiếng Nhật.

3 loại kính ngữ trong tiếng Nhật

3.1. Tôn kính ngữ trong tiếng Nhật

Tôn kính ngữ trong tiếng Nhật (尊敬語) là cách nói được dùng để biểu thị sự kính trọng của người nói đối với người nghe hoặc người được nói tới; khi nói về hành vi hoặc trạng thái của người nghe hoặc người được nói tới. Cách nói này cũng được dùng khi nói về những đồ vật, sự việc liên quan đến người nghe.

– Các công thức của tôn kính ngữ trong tiếng Nhật:

a.お+V-ます(bỏ ます)+になります

Ví dụ: 帰る => お帰りになります

-社長はもうお帰りになりました。

(Giám đốc đã về rồi)

Lưu ý: Không dùng với động từ nhóm III và động từ nhóm II chỉ có một âm tiết phía trước đuôi 「る」như: 出る、着る、…

b. Thêm お hoặc ご vào trước danh từ

– Với những từ thuần Nhật dùng 「お」

Ví dụ: お国、お名前、お元気、…

– Với những từ có nguồn gốc tiếng Hán dùng 「ご」

Ví dụ: ご心配、ご意見、…

c. Động từ thể bị động

– Nhóm 1: Chuyển đuôi う->あ cùng hàng 

れます

– Nhóm 2: Động từ ます bỏ ます thêm られます

– Nhóm 3:  します => されます

      きます => こられます

Ví dụ: 

社長は アメリカへ 出張 (しゅっちょう)されました。

Giám đốc đã đi công tác ở Mỹ rồi.

d. Yêu cầu, đề nghị lịch sự

– Động từ đặc biệt V => Vて + ください

Ví dụ: 

召し上がってください。

Xin mời anh/chị dùng (đồ ăn).

– Động từ còn lại:

 +Động từ nhóm I và nhóm II: お+Vます+ください 

Ví dụ: 

ここに お名前を お書き ください。

Xin vui lòng viết tên vào đây.

+ Động từ nhóm III (Danh động từ +します):

ご+ Danh động từ +ください

Ví dụ:

お名前を ご確認 ください。

Xin vui lòng kiểm tra lại tên. (確認する: かくにんする: kiểm tra, xác nhận)

e. Các động từ đặc biệt trong tôn kính ngữ tiếng Nhật

Động từ (V-ます) Tôn kính ngữ (尊敬語)
います

行きます

来ます

いらっしゃいます 

おいでになります

くれます くださいます
します なさいます
知っています ご存(ぞん)じです
死(し)にます お亡(な)くなりになります
食べます

飲みます

召(め)し上(あ)がります
見ます ご覧(らん)になります
言います おっしゃいます

3.2. Khiêm nhường ngữ tiếng Nhật và các cách dùng

Khiêm nhường ngữ trong tiếng Nhật(謙譲語) được dùng khi nói về hành động của chính mình hay những người thuộc nhóm mình. Người Nhật sử dụng khiêm nhường ngữ để bày tỏ sự kính trọng với người đối diện.

-Các công thức của khiêm nhường ngữ tiếng Nhật:

a. お+Vます+します/いたします

Dùng cho các nhóm động từ I,II, không dùng cho các động từ mà thể ます chỉ có một âm tiết như 見ます、います、…

Ví dụ: 

御社の 山田 にお会いしました。

Tôi đã đến gặp ông Yamada của quý công ty.

b. ご+Danh động từ+します/いたします

-Dùng cho các động từ thuộc nhóm III

Ví dụ: 

今日の予定をご説明します。

Tôi xin giải thích về lịch làm việc ngày hôm nay.

*Lưu ý: Ngoài ra, có một số động từ nhóm III lại sử dụng tiền tố お phía trước: お電話、お食事、…

c. Các động từ đặc biệt trong khiêm nhường ngữ tiếng Nhật

Động từ (V-ます) Khiêm nhường ngữ (謙譲語)
~ です ~でございます
会います お目(め)にかかります
あげます 差(さ)し上(あ)げます
あります ございます
います おります
言います 申(もう)します

申(もう)し上(あ)げます

行きます

来ます

参(まい)ります

伺(うかが)います

聞きます 伺(うかが)います
します いたします
知っています 存(ぞん)じています

存(ぞん)じしております

知りません 存(ぞん)じません
食べます

飲みます

いただきます
見ます 拝見(はいけん)します
もらいます いただきます

3.3. Thể lịch sự trong tiếng Nhật – Kính ngữ trong tiếng Nhật

Thể lịch sự trong tiếng Nhật (丁寧語) là cách nói lịch sự mà người nói dùng để biểu thị sự kính trọng của mình đối với người nghe.

– Thường sử dụng 「ます」、「です」 ở cuối câu.

– Đối với danh từ thì thường thêm お/ご vào trước.

Thông thường (普段) Trang trọng (改まった言葉遣い) Nghĩa
わたし わたくし Tôi
ただ今 Bây giờ
今度 この度 Lần này
このあいだ 先日 Mấy hôm trước
きのう さくじつ Hôm qua
きょう 本日 Hôm nay
あした  みょうにち Ngày mai
さっき さきほど  Lúc trước, lúc nãy
あとで のちほど Sau đây
どっち どちら Phía nào, bên nào
だれ どなた Ai
どこ どちら  Ở đâu
どう いかが Như thế nào
本当に 誠に Thật sự là
すごく たいへん Rất
いくら いかほど Bao nhiêu

Trên đây là tổng hợp kiến thức về kính ngữ trong tiếng Nhật, Jellyfish hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn!

Tham khảo ngay:

Khóa học tiếng Nhật N3 – Cam kết đầu ra 100% tại Jellyfish

Khóa học Tiếng Nhật online


Để tìm hiểu thêm về tiếng Nhật cũng như được tư vấn lộ trình tiếng Nhật phù hợp, dừng ngần ngại liên hệ với Jellyfish, chúng tôi luôn hỗ trợ bạn 24/7.

Jellyfish Vietnam – Hotline 096.110.6466
Trụ sở chính: Tầng 13, tòa nhà CMC, 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng chi nhánh: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh